BẬT MÍ KINH NGHIỆM CẢI TẠO NHÀ CẤP 4 CŨ 3 GIAN ĐẸP THU HÚT MỌI ÁNH NHÌN

Hình ảnh ngôi nhà cấp 4, 3 gian với mái ngói đỏ xưa luôn để lại ấn tượng sâu đậm trong trái tim của mỗi con người Việt Nam. Dù ở thời kỳ đương đại, được tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau nhưng cái chất xưa vẫn luôn tồn tại mãi. Với lối kiến trúc xây dựng nhà ở ngày xưa có 3 gian, trong đó có 1 gian chính và 2 gian phụ đã trở thành kiến trúc đặc trưng mang phong cách Á Đông của người Việt.

Chính vì lẽ đó, dù có cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian thì rất nhiều gia chủ vẫn mong muốn giữ lại nét đẹp truyền thống ấy. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để hiểu rõ hơn về những công đoạn từ chuẩn bị cho đến khi cải tạo xong ngôi nhà nhé!

I. Có nên cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian?

Có nên cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian không? là câu hỏi của rất nhiều gia chủ. Bởi nhiều người lo rằng sau khi cải tạo thì ngôi nhà sẽ không còn giữ được nét đẹp truyền thống xưa nữa. Hay có người lo ngại rằng khi cải tạo xong thì vẻ đẹp của ngôi nhà được thăng hạng nhưng chất lượng của công trình không còn đảm bảo như trước. 

Tất cả những băn khoăn, lo lắng của bạn đều không hề dư thừa chút nào nếu bạn lựa chọn đơn vị thi công có tay nghề kém thì công trình được cải tạo sẽ bị xuống cấp nhanh chóng. Nhưng nếu bạn lựa chọn được đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề thì bạn sẽ có một ngôi nhà hoàn toàn mới với chi phí chỉ bằng 35% đến 50% so với xây một ngôi nhà mới.

Do đó, việc cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian là cần thiết, bởi sau khi cải tạo xong bạn sẽ có được một ngôi nhà với tính thẩm mỹ cao nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, kéo dài thời gian sử dụng, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng các công năng,…

II. Cần chuẩn bị những gì trước khi cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian

1. Tìm hiểu rõ thực trạng của ngôi nhà

Để biết được ngôi nhà cần phải cải tạo những hạng mục nào thì cần phải xác định được độ tuổi, kết cấu và những vật liệu tạo nên ngôi nhà. Bên cạnh đó, cần kiểm tra hệ thống điện nước có cần thay mới hay không?

Sau khi kiểm tra thực trạng của ngôi nhà mà xét thấy khả năng chịu lực, kết cấu của ngôi nhà vẫn tốt thì vẫn giữ nguyên. Tiếp đến là hệ thống điện nước nếu được sử dụng trong thời gian dài thì cần có phương án thay mới để đảm bảo an toàn và nhu cầu sử dụng của gia đình.

Ngoài ra, không gian ngôi nhà cũng cũng cần phải có sự đổi mới để không gây sự nhàm chán. Hơn nữa, cần xác định lại phong cách thiết kế, công năng sử dụng cũng như sự di chuyển của các thành viên trong gia đình sao cho thuận tiện.

2. Lên ý tưởng phân chia lại diện tích, công năng sử dụng

Sau khi xác định được thực trạng của ngôi nhà cần phải lên ý tưởng chia lại diện tích, công năng sử dụng của các phòng. Tùy thuộc vào diện tích ngôi nhà mà bố trí đầy đủ các phòng chức năng cần thiết.

3. Quan sát, phân tích hạng mục cần nâng cấp, cải tạo

Nói đến hạng mục cần nâng cấp, cải tạo thì không thể bỏ qua bước thay thế các tấm ốm, màu sơn của tường vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và thẩm mỹ của ngôi nhà. Sau đó, bạn cần xem xét xem ngói trên mái có cần thay mới hay không để đảm bảo nước mưa không thể vào nhà qua đường mái. Còn đối với những đồ dùng trong nhà cần phải xem xét đồ nào vẫn dùng được, đồ nào có thể tái chế được để hạn chế chi phí mua đồ mới.

4. Chú ý khả năng lấy sáng và gió tự nhiên

Các thiết bị điện sau thời gian dài sử dụng cũng sẽ yếu dần đi, hoạt động không còn hiệu quả nữa gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, vì vậy cần phải thay thành những thiết bị phát ra ánh sáng vừa đủ, tiêu tốn ít điện năng. Bên cạnh đó, ngoài khả năng lấy sáng từ các thiết bị điện tử, bạn có thể thay đổi cách thiết kế cho ngôi nhà để có thể lấy sáng và gió tự nhiên được tốt hơn.

5. Xem xét đồ trang trí nội thất

Những đồ vật trong nhà trải qua thời gian dài sử dụng cũng không tránh khỏi việc phải màu, chất lượng đi xuống. Việc quan trọng của bạn là cần xác định được đồ vật nào không thể dùng được nữa cần phải thay mới, đồ nào vẫn có thể tiếp tục sử dụng trong thời gian dài và đồ nào có thể tái chế được. Việc lựa chọn đồ trang trí còn tùy thuộc vào diện tích, phong cách của ngôi nhà và nguồn vốn của gia chủ.

6. Chuẩn bị tài chính

Dù làm bất cứ công việc gì cũng cần phải xem xét, tính toán thật kỹ càng xem có phù hợp với nguồn vốn của gia đình hay không. Việc chuẩn bị tài chính giúp công việc sửa chữa, cải tạo nhà diễn ra được thuận lợi, nhanh chóng mà không phải lo thay đổi cái này liệu mình có đủ tiền không. 

7. Lựa chọn đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp

Như đã nói, một đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp, tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong cải tạo, sửa chữa nhà cũ sẽ giúp bạn có một công trình với chất lượng cao, kéo dài thời gian sử dụng, tính thẩm mỹ cao và giúp tối ưu chi phí nhất có thể.

III. Những phần nào của ngôi nhà cần phải cải tạo

1. Tôn tạo thêm sân phía ngoài

Hầu hết những ngôi nhà cấp 4 xưa đều có một khoảng sân phía trước, vì vậy khi cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian thì không thể bỏ qua không gian này được. Cải tạo khoảng sân này cần phải tôn thêm để sân được cao hơn tránh nước mưa từ ngoài đường chảy ngược vào trong nhà khiến ngôi nhà luôn trong tình trạng ẩm thấp. Sau khi nâng cấp xong thì tiến hành lát thêm gạch đỏ cho sân bởi mẫu gạch này vừa giúp tăng tính thẩm mỹ vừa giúp chống trơn trượt mà chi phí phù hợp với thu nhập của nhiều hộ gia đình.

Ngoài ra, nếu khoảng sân phía ngoài của gia đình bạn khá rộng thì có thể tạo một tiểu cảnh sân vườn nhỏ với những cây hoa, cây cảnh nhỏ để đưa không gian xanh vào trong không gian sống. Hay bạn có thể thêm hồ cá có kích thước vừa phải để tạo nên một không gian sống động trước nhà.

2. Sửa chữa bên ngoài ngôi nhà

Cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian không chỉ là thay đổi diện mạo bên trong ngôi nhà mà cần phải thay cả lớp áo đã cũ bên ngoài. Ngoài làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà thì lớp áo bên ngoài giống như chiếc áo bảo hộ giúp bảo vệ chất lượng vật liệu, công trình khỏi tác động của môi trường, thời tiết. 

Phần bên ngoài ngôi nhà cần phải loại bỏ hết lớp vữa và sơn cũ đi sau đó trát lại tường bằng lớp vữa mới rồi trát bả và cuối cùng là quét sơn. Điều này sẽ giúp ngôi nhà đẹp hơn và chất lượng công trình được tốt hơn.

3. Sửa chữa bên trong ngôi nhà

Lớp áo phía bên trong ngôi nhà cũng cần được tiến hành như khi làm bên ngoài ngôi nhà. Đối với những ngồi nhà cấp 4 3 gian được thiết kế theo phong cách xưa thì không gian ngôi nhà không có vách ngăn tạo không gian riêng. Do đó, khi cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian thành nhà mới, bạn có thể sử dụng vách ngăn bằng kính hay bằng gỗ để tạo không gian riêng cho các thành viên trong gia đình mà vẫn tạo sự thoải mái.

Nền nhà cần được nâng lên và lát gạch để ngôi nhà được cao hơn và đẹp hơn. Sau khi tiến hành sửa chữa bên trong của ngôi nhà xong cần phải sắp xếp, thay đổi đồ nội thất để tạo nên một không gian mới.

4. Sửa chữa, thay ngói mới

Mái nhà là phần vô cùng quan trọng của ngôi nhà bởi nó góp phần vào việc che mưa, che nắng để các hoạt động bên trong ngôi nhà diễn ra bình thường. Tùy thuộc vào mong muốn, sở thích của gia chủ về loại mái nhà mà thay cho phù hợp. Nếu gia chủ vẫn muốn giữ nét truyền thống cho ngôi nhà thì cần tiến hành đảo ngói và thay ngói mới nếu cần. 

Cải tạo một ngôi nhà theo xu hướng hiện đại để phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình nhưng vẫn đảm bảo việc giữ lại nét đẹp truyền thống vốn không phải dễ dàng. Hy vọng, với những chia sẻ của chúng tôi về cải tạo nhà cấp 4 cũ 3 gian sẽ giúp các bạn có thêm những ý tưởng hay cho ngôi nhà của mình.

Nguồn: Sưu tầm!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *