KHÁM PHÁ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ TƯỜNG NỨT CHÂN CHIM

Dù là nội thất hay ngoại thất của ngôi nhà thì bề mặt bức tường cũng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên vẻ đẹp hoàn thiện của công trình. Tuy nhiên, có rất nhiều công trình sau một thời gian đưa vào sử dụng đã xuất hiện những vết chân chim hay còn rạn màng sơn trên tường làm giảm đi tính thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân khiến tường nứt chân chim là gì? Và cách xử lý như thế nào? 

Nứt chân chim là gì?

Nứt chân chim là hiện tượng những vết nứt nhỏ, có hình dáng ngẫu nhiên và có độ rộng chỉ dưới 1mm. Vết nứt này không giống như các loại vết nứt ăn sâu vào trong kết cấu mà nó chỉ nứt ở lớp vữa trát của tường. Chính vì vậy, vết nứt chân chim làm ảnh hưởng trực tiếp đến các lớp phủ bề mặt tiếp theo.

Nguyên nhân khiến tường nứt chân chim khi đưa vào sử dụng

Theo nhiều chuyên gia trong ngành xây dựng, nguyên nhân khiến tường nứt chân chim sau khi đưa vào sử dụng thường do vật liệu không đảm bảo, lớp hồ vữa trên tường không đồng nhất, lớp sơn phủ không có khả năng co giãn. Tuy nhiên, dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến tường bị nứt chân chim:

Tường nứt chân chim do không bảo dưỡng đúng cách

Đối với vật liệu xây dựng gốc xi măng thì việc tạo độ ẩm cho bề mặt trước khi thi và sau khi thi công là rất cần thiết. Việc bảo dưỡng này giúp cho bề mặt tường không bị mất nước nhanh nên không bị co ngót vật liệu một cách đột ngột. Nếu bảo dưỡng bề mặt đúng cách thì sẽ không xuất hiện hiện tượng nứt tường chân chim.

Để đảm bảo chất lượng của lớp vữa trước khi trát thì cần tưới ẩm bề mặt. Độ ẩm phải đạt tới mức bão hòa tức là khi tưới thêm nước thì tường cũng không hút nước nữa. Còn với lớp vữa đã trát xong thì cần bảo dưỡng sau 4 tiếng.

Tường nứt chân chim do pha trộn vật liệu không đúng tỉ lệ

Tỉ lệ trộn vữa rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình. Nếu như tỉ lệ thay đổi dù chỉ một ít thôi cũng sẽ khiến chất lượng công trình bị giảm sút. Chẳng hạn như vữa xi măng cát sẽ có tỉ lệ trộn nhất định nhưng nếu pha xi măng nhiều quá sẽ gây nên hiện tượng nứt chân chim ngay sau khi thi công vài ngày.

Ngoài ra, tỷ lệ nước để pha trộn cũng cần được tính toán hợp lý vì cho lượng nước ít hơn mức cần thiết thì hồ vữa sẽ khô, khó thi công và dễ bị nứt chân chim sau khi thi công. Tuy nhiên, ngoài công trường không thể cân, đo, đong, đếm một cách cẩn thận được nên cần phải ước lượng một cách tương đối chính xác.

Tường nứt do co ngót nhiệt ở những nơi thời tiết thay đổi đột ngột

Ở những nơi khí hậu khắc nghiệt hoặc thay đổi đột ngột sẽ khiến tường bị nứt. Do mỗi loại vật liệu có khả năng giãn nở khác nhau nên khi có sự chênh lệch về nhiệt độ thì khả năng co ngót của các vật liệu sẽ là khác nhau trong cùng một kết cấu. 

Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa hè thường nóng và có nhiệt độ ngoài mặt tường lên đến khoảng 70 độ C. Và khi trời mưa đột ngột, không khí dịu xuống dẫn đến sự co ngót không đồng đều giữa các loại vật liệu dẫn đến tình trạng tường nứt chân chim.
Thay đổi các tác động của thời tiết lên công trình là điều không thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể tăng khả năng chống nứt cho ngôi nhà như đóng lưới thép đan mắt cáo trước khi thêm phụ gia để tăng cường độ của vữa. Hoặc chống thấm cho tường bằng vật liệu có khả năng kháng tia UV sẽ giúp bảo vệ tường trong một thời gian dài.

Cách xử lý tường nứt chân chim

Theo các chuyên gia xây dựng, để xử lý tường nứt chân chim cần phải sử dụng loại sơn tốt, có độ co giãn tốt. Bởi lớp sơn giống như chiếc áo bảo vệ giúp ngôi nhà không bị ảnh hưởng bởi các tác động của ngoại cảnh.

Thông thường, để xử lý vết nứt chân chim trên tường, người ta sẽ dùng keo trám tường của Jade’s Solution. Đây là loại keo mastics dạng trộn sẵn gốc Acrylic dùng để trám trét, sửa chữa và làm phẳng các khiếm khuyết của bề mặt công trình.

Trước khi trám keo cần làm sạch bề mặt thi công và để khô ráo. Tiếp theo dùng bay miết bột trét vào nơi cần xử lý vết nứt nhưng lượng bột trét không nên cao hơn khu vực xử lý quá 3mm. Nếu vết nứt sâu thì trám làm 2 lớp hoặc nhiều hơn. Sau khi keo trám tường khô hoàn toàn thì tiến hành chà nhám làm phẳng bề mặt tường.

Biện pháp phòng ngừa tường nứt chân chim do co ngót

Giảm nội ứng suất do co ngót

  • Kiểm soát lượng nước trong vữa bê tông: hàm lượng nước trong khối vữa càng thấp lượng hơi nước thoát ra sau khi ninh kết càng thấp cho thấy nội ứng suất giảm. Tuy nhiên, lượng nước cho vào hỗn hợp vữa càng thấp thì khả năng làm dẻo sẽ khó khăn. Chính vì vậy, khi trộn phải có tỉ lệ phù hợp. Chẳng hạn, 1m3 vữa mác 75 cần 227kg xi măng, 111m3 cát và 260 lít nước. Tuy nhiên,lượng nước có thể thay đổi do phụ thuộc vào độ ẩm trong không khí cũng như trong cát.
  • Bảo dưỡng cấu kiện là làm chậm khả năng thoát hơi nước của cấu kiện. Khi hơi nước thoát chậm thì việc giảm thể tích cấu kiện cũng chậm và làm giảm thiểu việc phát sinh nội ứng suất. 
  • Phụ gia bù co ngót tức là trộn một lượng phụ gia bù co ngót vào trong khối vữa bê tông. Phụ gia có tác dụng làm trương nở khối vữa, bù lại sự sụt giảm thể tích do thoát hơi nước gây ra.

Tăng khả năng chịu kéo của cấu kiện

Bê tông và vữa xi măng là vật liệu xây dựng có khả năng chịu nén rất tốt nhưng khả năng chịu kéo thấp.  Với bê tông mác 250 thì khả năng chịu nén Rb = 110kg/cm2, khả năng chịu nén Rk = 8.5kg/cm2. Do đó, khi sử dụng bê tông hay vữa xi măng người ta lựa chọn những vật liệu có khả năng chịu kéo tốt.

  • Bố trí thép chịu co ngót cho cấu kiện
  • Bổ sung sợi polyester vào vữa xi măng

Tường nứt chân chim không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ của công trình mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng ngôi nhà cũng như ngân sách của gia chủ. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc có những kinh nghiệm khi thi công để tránh tình trạng nứt nẻ về sau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *