Có nên làm nhà thép tiền chế để ở không?

Trong quá trình làm nghề chúng tôi gặp vô số câu hỏi về vấn đề này:

Nên hay không làm nhà thép tiền chế? Nhà thép tiền chế có bền hay không? Chi phí rẻ hơn so với nhà làm bê tông cốt thép như thế nào? 

Vậy đầu tiên. Khái niệm “Nhà thép tiền chế là gì?”

Nhà thép tiền chế là loại nhà được làm từ các cấu kiện bằng thép, được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Thông thường, quá trình xây nhà thép tiền chế gồm 3 giai đoạn chính là: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình. Quá trình triển khai có kết hợp các bước kiểm tra và quản lý chất lượng.

Nhà thép tiền chế được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới bởi độ linh động và chi phí thấp.

Loại hình kiến trúc này thường phù hợp với các công trình như nhà kho, nhà xưởng, siêu thị, nhà trưng bày, công trình thương mại, nhà cho công nhân… Tuy nhiên, giờ đây, kiến trúc thép tiền chế cũng dần trở nên phổ biến trong các công trình nhà ở dân dụng bởi tính linh hoạt, thời gian thi công nhanh và chi phí thấp.

I. Ưu điểm của nhà khung thép tiền chế

1. Chi phí thấp

Khi xây dựng bất cứ ngôi nhà nào cũng vậy, một trong những vấn đề mà chủ đầu tư quan tâm nhất chính là khoản chi phí mà mình có thể chấp nhận được để xây được một ngôi nhà đúng như mong muốn của bản thân. Chi phí càng thấp thì càng có lợi. Tiết kiệm nhân lực, thời gian thi công, đồng thời tiết kiệm vật liệu tại các khu vực ít chịu lực của các cấu kiện khung chính giúp cho giảm giá thành xây nhà tiền chế đáng kể. Theo nghiên cứu, với nhà lắp ghép vật liệu nhẹ, bạn có thể tiết kiệm được 20% đến 30% chi phí xây dựng so với nhà truyền thống.

2. Thiết kế linh hoạt

Tất cả các vật liệu, các cấu kiện sẽ được cắt, chế tạo sẵn tại nhà máy và di chuyển tới địa điểm xây dựng. Sau đó, các cấu kiện sẽ được lắp đặt lại với nhau theo thiết kế đã có. Chủ nhà chỉ cần bố trí thêm các vật dụng nội thất, hệ thống điện, nước là công trình đã biến thành tổ ấm thoải mái và tiện nghi. Không chỉ linh hoạt trong thi công, lắp ghép, nhà thép tiền chế còn phù hợp với việc mở rộng, tạo ra những không gian mới cho ngôi nhà.

Nếu xây nhà theo cách thức truyền thống, khi chuyển đi, chúng ta chỉ có thể bỏ lại căn nhà. Tuy nhiên, với nhà tiền chế thì hoàn toàn khác. Do công trình được kết nối từ các bu-lông nên nếu muốn, bạn hoàn toàn có thể di chuyển các cấu kiện nhà đến nơi khác và tái sử dụng.

3. Thiết kế linh hoạt

Với những ngôi nhà quy mô nhỏ nhưng đòi hỏi tiến độ thi công phải nhanh chóng, hiệu quả nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí thì việc sử dụng khung thép tiền chế có thể đáp ứng được điều này. Chúng ta đều biết rằng, mọi kết cấu để dựng nhà tiền chế đều được gia công sẵn theo kích thước, hình dạng trong bản vẽ thiết kế. Khi đã có kết cấu thép, chúng ta chỉ việc lắp ghép chúng lại với nhau. Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng một ngôi nhà tiền chế nhỏ có thể được hoàn thành chỉ trong khoảng một vài tuần, thậm chí một vài ngày, trong khi xây dựng nhà gỗ hay nhà bê tông có thể mất đến vài tháng hoặc cả năm trời.

Nhà tiền chế nhỏ gọn được hoàn thành trong thời gian rất ngắn.

4. Kết cấu gọn nhẹ

Lợi thế của nhà khung thép là không chiếm quá nhiều không gian. Các phòng trong nhà khi đó sẽ trở nên thoáng mát, thoải mái hơn, phù hợp với những người yêu thích phong cách sống hòa mình với thiên nhiên.

5. Độ bền cao

Nhà thép tiền chế chịu được mọi điều kiện thời tiết dù khắc nghiệt nhất như mưa, bão, thậm chí cả động đất. Ngoài ra, vật liệu thép được mạ kẽm chống gỉ nên sức mạnh của công trình càng được gia tăng đáng kể. Công trình của bạn sẽ không bị thấm nước, nấm mốc hay phải sơn sửa lại bởi thiết kế và chất liệu cách nước tốt, sử dụng hệ thống mái mối đứng kết hợp cùng hệ thống thoát nước và diềm mái.

6. Thân thiện với môi trường

Trong quá trình xây dựng nhà truyền thống, các vật liệu phụ thường bị lãng phí. Tuy nhiên, nhà lắp ghép thì khác, các cấu kiện nhà được sản xuất trong nhà máy nên mọi vật liệu phụ đều được tận dụng, tái chế lại, từ đó giảm thiểu đáng kể lượng rác thải xây dựng. Đây được coi là cải tiến lớn trong việc bảo vệ môi trường. Hơn nữa, các vật liệu sử dụng cho nhà tiền chế có khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt, từ đó giúp tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng.

II. Nhược điểm của nhà thép tiền chế

1. Khả năng chịu lửa kém

Dù thép không cháy nhưng ở nhiệt độ 500-600 độ C, nó sẽ bắt đầu chuyển sang dạng dẻo, làm mất đi khả năng chịu lực khiến kết cấu dễ dàng sụp đổ. Thậm chí, khả năng chịu lửa của kết cấu thép còn thấp hơn cả của kết cấu gỗ dán.

2. Dễ bị ăn mòn trong điều kiện nóng ẩm

Với điều kiện thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam, đặc biệt là những khu vực mà môi trường bị xâm thực thì có thể xảy ra hiện tượng ăn mòn thép làm hư hại công trình.

Dầm thép bị ăn mòn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ và độ an toàn của công trình.

3. Độ bền tương đối

Mặc dù giải quyết khá nhiều hạn chế của nhà xây bằng bê tông cốt thép truyền thống như giảm chi phí, thời gian thi công và nhân lực, tải trọng công trình nhưng độ bền của nhà khung thép lại kém vững chắc hơn so với nhà bê tông.

4. Chi phí bảo dưỡng khá cao

Để đảm bảo độ bền cho nhà khung thép thì cần bảo dưỡng thường xuyên để tăng khả năng chống gỉ, khả năng chịu lửa, mà chi phí này tương đối cao. Đây cũng là trở ngại lớn hạn chế ứng dụng của kết cấu thép tiền chế trong các công trình nhà ở dân dụng.

May mắn là những nhược điểm trên đều đã được khắc phục nhờ công nghệ tiên tiến hiện nay. Đối với khung thép dễ ăn mòn, giải pháp khắc phục là tăng độ chống ăn mòn cho thép bằng cách mạ gang, mạ nhôm. Giải pháp này cũng góp phần làm giảm chi phí bảo dưỡng cho nhà khung thép. Khả năng chịu lửa của thép sẽ gia tăng đáng kể khi được bọc lớp chịu lửa như tấm gốm, sơn chống lửa, bê tông. Bên cạnh đó, công trình nhà khung thép tiền chế cũng cần được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

III. Vậy có nên làm nhà thép tiền chế hay không?

Nhà khung thép tiền chế khắc phục được nhiều nhược điểm của loại hình nhà bê tông cốt thép truyền thống như giảm chi phí, thời gian thi công và tải trọng công trình. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nhà khung thép tiền chế có độ vững chắc, độ bền kém hơn so với nhà bê tông. Do đó, việc lựa chọn làm nhà khung thép hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhu nhu cầu, sở thích, khả năng tài chính của gia chủ.

Nhà thép tiền chế có độ bền cao khi được thi công đúng kỹ thuật và được bảo dưỡng thường xuyên. Vì thế, các công trình nhà ở dân dụng thường khó đáp ứng được.

Hơn nữa, nhà lắp ghép tiền chế được lắp đặt cơ giới hóa, chủ yếu sử dụng máy móc, thiết bị. Vì thế, nếu muốn ứng dụng giải pháp này, bạn phải có khoảng không đủ rộng để chuyên chở vật liệu và cho phép máy móc dễ dàng thao tác. Do vậy, những ngôi nhà phố gần như không thể thi công kiểu nhà lắp ghép này.

nhà thép tiền chế

Tuy tồn tại một số nhược điểm nhưng nhà khung thép vẫn là được coi là một lựa chọn thú vị và kinh tế trong xây dựng nhà ở hiện nay. Tại các khu vực có thời tiết ôn hòa, ít nắng nóng, việc làm nhà khung thép sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Trong suốt quá trình sử dụng, chủ nhà cần bảo dưỡng định kỳ và tính toán phương án thoát hiểm, trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy nhằm tăng độ an toàn cho công trình.

– Trước quyết định phương án xây dựng: Vui lòng gọi chúng tôi để được tư vấn.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HOÀNG THIÊN NAM

Trụ sở chính Số 95 Nguyễn Đức Cảnh – P. Thắng Lợi – Tp. BMT – ĐakLak
Hotline 931.277.277
Website hoangthiennam.vn
Fanpage Xây Dựng HOÀNG THIÊN NAM
Email xaydunghoangthiennam@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *