Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà, là phần quyết định cho sự kiên cố, bền vững. Chú trọng vào từng chi tiết nhỏ khi làm móng sẽ giúp bảo đảm được chất lượng của công trình. Hãy nhớ ngay những lưu ý khi làm móng nhà dưới đây!
1. Lưu ý khi làm cọc trong thi công móng nhà
Cọc là một loại vật liệu xây dựng có tác dụng gia cố nền móng. Với sự gia tăng các công trình trong cùng một diện tích tăng lên thì việc bảo đảm chất lượng của từng công trình là điều rất khó khăn, nhưng lại không thể xem nhẹ.
Mục tiêu chính của quá trình thi công luôn phải đặt chất lượng lên hàng đầu, tuyệt đối không để xảy ra những hiện tượng như, lún, nứt, nghiêng công trình chỉ một thời gian ngắn khi đi vào sử dụng. Vì thế phần móng giữ vai trò quyết định chất lượng của công trình cần được đảm bảo thực hiện đúng quy trình để tránh mọi rủi ro có thể xảy ra.
2. Phương pháp gia cố nền đất
- Cọc cừ tràm: Cọc cừ tràm là loại cọc được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi do tính bền, rẻ, dễ tìm, đặc biệt phù hợp với nhà dân có độ cao dưới 20m. Cọc cừ tràm thường được sử dụng kết hợp cọc bê tông để tăng thêm độ chắc chắn.
- Cọc tre: Cọc tre khá giống với cọc cừ tràm, là một nguyên liệu phổ biến trong xây dựng. Tre có đặc điểm là dễ tìm, giá thành rẻ và dễ thực hiện để thi công. Tuy nhiên, nhược điểm là cọc tre chỉ sử dụng được với những công trình nhà dân nhỏ, độ bền không cao bằng cọc bê tông.
3. Hiện tượng nhóm cọc
Nhóm cọc là hiện tượng qua lại giữa các cọc trong cùng một nhóm, làm ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của nhóm cọc. Hiện tượng này chịu tác động của 2 hiện tượng là:
- Hiện tượng giảm sức chịu tải: Là tình trạng sức chịu tải của nhóm cọc giảm so với tổng sức chịu tải của các cọc thành phần
- Hiện tượng bè tăng vùng truyền ứng suất: Hiện tượng này thường khiến cho độ lún của nhóm cọc cao hơn so với cọc thành phần khi đầu cọc nằm sát lớp đất yếu.
Để tăng tải trọng có thể chịu, người ta thường liên kết nhiều cọc với nhau để tạo thành một nhóm. Tuy nhiên, khi khoảng cách giữa các cọc không đủ lớn sẽ dẫn đến hiện tượng các cọc dịch chuyển lại gần nhau hơn dẫn tới hiện tượng trên.
4. Cách làm giảm hiện tượng nhóm cọc
Để làm giảm hiện tượng nhóm cọc, người ta thường tăng khoảng cách các cọc. Tuy nhiên, điều này đôi khi có thể khiến cho khả năng chịu lực của đài cọc không còn được cao do các lực bị phân tán không đều. Hiện tượng nhóm cọc thường được biểu diễn bằng thông số dưới đây:
- Hệ số nhóm cọc (K): Là hệ số cho biết sự giảm chịu tải của nhóm cọc so với tổng sức chịu tải của từng cọc thành phần.
- Tỷ số độ lún (RS): Là tỷ số cho biết sự gia tăng chuyển vị đứng (độ lún) của nhóm cọc so với từng cọc thành phần.
5. Cách bố trí đài móng
Đài móng là bộ phận liên kết các cọc với nhau có tác dụng phân bổ lực đồng đều giúp đảm bảo cân bằng cho móng. Đài móng và đài cọc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Dưới đây là quy trình thi công đài móng:
- Buộc cốt thép thành khung thép theo thiết kế (giữ khoảng cách đúng với thiết kế)
- Đặt cốt thép vào đúng vị trí móng, chú ý phần định tim móng
- Dùng cây chống để cố định thép chờ
- Giám sát và kiểm tra sau khi thực hiện
6. Bê tông lót sàn (bê tông lót móng)
Bê tông lót sàn là lớp bê tông lót ngay dưới lớp bê tông móng và các cấu kiện tiếp xúc với đất để hạn chế sự mất nước và tạo sự bằng phẳng cho phần đáy móng.
Tác dụng của lớp bê tông lót
- Giúp đáy móng bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công
- Hạn chế sự mất nước đối với lớp bê tông trên
- Ngăn cản các sự xâm hại từ bên ngoài
Lớp bê tông lót sàn đóng vai trò tương đối quan trọng trong quá trình làm móng. Gạch vỡ, bê tông vỡ cũng được tận dụng để làm lớp bê tông lót, cách này giúp tiện kiệm chi phí nhưng chất lượng không được đảm bảo cho lắm.
7. Cách bố trí dầm móng bền vững
Dầm móng hay giằng móng là một phần quan trọng cấu tạo nên móng nhà, có nhiệm vụ liên kết giữa các đài móng theo chiều ngang hoặc chiều dọc của ngôi nhà. Một số vai trò của dầm móng đối với ngôi nhà như sau:
- Tăng độ cứng, giảm lực tác động từ bên ngoài lên nền móng
- Giúp phân bố tải trọng đều
- Chống xoay hoặc lệch các điểm nút chân cột
- Liên kết với nền móng để tạo thành một khung thống nhất, đảm bảo độ vững chắc cho ngôi nhà
Lưu ý, nên đặt thép thành 3 cây bằng nhau và 3 cây lệch nhau.
8. Bố trí thép cột
Để đảm bảo cho chất lượng tuyệt đối của ngôi nhà, việc bố trí thép cột cần được thực hiện theo những nguyên tắc sau:
- Lực cắt trong cột nhà thường nhỏ hơn khả năng chịu cắt của bê tông, cột nhà cần được bố trí hợp lý, khả năng chịu lực xoắn cần phải cao. Chính vì vậy, phần momen xoắn phải tương thích.
- Phần cột chịu nén sẽ lệch đi tâm xiên nên cần chú ý đến những nguy hiểm theo momen lớn nhất.
- Lực dọc trong cột nhà có sự thay đổi không lớn, trong khi momen lại uống lớn nên dễ xảy ra biến động ở 2 cột đầu. Chính vì vậy cần phải có sự tính toán chính xác ở cả 2 phần tiết diện để đảm bảo an toàn.
- Đối với nhà cao tầng hoặc những công trình có quy mô lớn cần chú ý tới 2 đầu mỗi đoạn cột, bố trí đai dày để tăng khả năng chịu lực, tính đàn hồi cho cột chống lại được những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như mưa bão, động đất.
- Chiều dài của thép cột nên được bố trí bằng giá trị cao nhất giữa chiều cao của tiết diện cột và bằng 1/6 lần chiều cao của cột nhà.
9. Giác móng (đánh mốc) cho móng nhà
Giác móng là công việc làm phẳng lại phần móng nhà bằng máy hoặc thủ công. Chú ý, nên chọn góc vuông nhất của ngôi nhà để làm điểm bắt đầu.
Những lưu ý trong cách giác móng nhà
- Căn cứ vào bản vẽ thiết kế chúng ta có thể xác định được các đường tim ngang, dọc của ngôi nhà. Có thể chọn mốc bằng cách kéo dài các đường tim về phía ngôi nhà. Thông thường mốc thường được làm bằng cọc bê tông hoặc thép.
- Cần có sự xác nhận của chủ đầu tư, bên thiết kế, kỹ sư chỉ huy thi công sau khi định vị giác móng.
- Bước lấy góc rất quan trọng nên chỉ cần một sai sót nhỏ cũng dẫn đến hậu quả lớn làm ảnh hưởng đến toàn bộ kiến trúc ngôi nhà. Đây là hạng mục được quan tâm hơn cả trong xây dựng. Để tránh những hệ quả đi theo ngôi nhà trong suốt những năm tháng tiếp theo, bạn nên thực hiện bước này thật cẩn thận, chính xác.
Lưu ý khi làm móng nhà khác
Đào móng là công việc cần can thiệp sâu vào đất nên ít nhiều không thể tránh khỏi ảnh hưởng đến những ngôi nhà nằm ngay bên cạnh, đôi khi gây ra những hậu quả nặng nề. Những hậu quả này được sắp xếp theo thứ tự từ nhẹ đến nặng như sau:
- Trần, tường, vách bị thấm, nứt
- Dầm móng phía dưới bị hở gây ra hiện tượng trồi đất
- Khiến cho hệ thống cấp thoát nước bị hỏng, vỡ, dẫn đến hở dây điện
- Khiến cho nhà bị nghiêng, sụt, lún
- Trong những trường hợp nặng có thể khiến cho móng bị vỡ gây sập nhà
Dưới đây là một số lưu ý khi làm móng nhà tránh làm ảnh hưởng nhà hàng xóm:
Khảo sát kỹ trước khi thi công
Trước khi thi công, bạn nên khảo sát thật kỹ phương án sắp thực hiện bao gồm khảo sát mặt bằng, đánh giá nền đất, đánh giá khu vực lân cận. Đối với những công trình nhà ống trong khu phố đông người thì nên khảo sát cả thông tin về nền móng của 2 nhà gần nhất để biết chắc chắn là giải pháp thi công phù hợp.
Lựa chọn giải pháp đào móng nhà phù hợp
Lựa chọn phương án làm móng phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể rút ra sau lần khảo sát ban đầu. Những phương án làm móng nhà phổ biến nhất trong khu dân cư đông đúc là khoan nhồi và ép cọc bê tông. Phương án ép cọc bê tông ít tốn kém hơn nhưng chỉ thích hợp với những nền đất cứng sẵn, phù hợp với những nhà có hàng xóm có móng ép cọc hoặc khoan nhồi.
Nếu loại móng nhà hàng xóm là móng ép cọc hoặc khoan nhồi thì nhà bạn cũng nên chọn phương án làm móng ép cọc hoặc khoan nhồi. Tuy chi phí cao hơn nhưng bù lại đảm bảo độ an toàn cao hơn và ít gây ra các sự cố nghiêm trọng cho nhà hàng xóm trong tương lai.
Chỉ đào móng sâu khi thật sự cần
Không nên đào móng sâu hơn hoặc nông hơn móng nhà bên cạnh. Nhưng đối với nhà cao tầng thì giải pháp này bị loại bỏ vì chắc chắn cần đến một nền móng đủ sâu, đủ chắc chắn. Vậy nên phương án ép cừ là phương án cuối cùng.
Ép cọc đúng khoảng cách
Nếu chọn phương án ép cọc bê tông thì cần xác định vị trí đặt mũi khoan và đảm bảo khoảng cách từ tim cọc đến tường nhà hàng xóm từ 300mm – 700mm, không nên đặt quá sát vì trong quá trình ép có thể gây rung, nứt tường nhà hàng xóm.
Sử dụng hệ thống chống đỡ nhà
Nếu nền đất quá yếu thì bạn nên sử dụng hệ thống chống đỡ nhà để tạo độ chắc chắn, giúp giảm các rung chấn trong quá trình đào, ép, khoan.
Không được tận dụng móng nhà bên cạnh
Tuyệt đối không nên tận dụng móng nhà bên cạnh để làm cốp pha, cũng như không nên đổ bê tông trực tiếp vào móng nhà bên cạnh để tránh ảnh hưởng cả 2 nhà về sau. Thay vào đó, nên làm móng cách nhà bên cạnh từ 2cm – 3cm để tạo khoảng cách co giãn.
Lưu ý, ngoài tất cả những lưu ý trên bạn nên tham khảo trước ý kiến của những chủ nhà bên cạnh về ý định sắp làm nhà của mình và trình bày mong muốn của mình để nhận thêm sự hỗ trợ từ hàng xóm.
Trên đây là toàn bộ các lưu ý khi làm móng nhà mà bạn nên bỏ túi. Hy vọng bài viết trên có ích cho bạn trong quá trình xây dựng móng nhà.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HOÀNG THIÊN NAM
Trụ sở chính | Số 95 Nguyễn Đức Cảnh – P. Thắng Lợi – Tp. BMT – ĐakLak |
Hotline | 931.277.277 |
Website | hoangthiennam.vn |
Fanpage | Xây Dựng HOÀNG THIÊN NAM |
xaydunghoangthiennam@gmail.com |